Pages

Cách ghép xương rồng càng cua



Cách làm 1. 

Chuẩn bị: 

-Vạt xéo góc đoạn xương rồng càng cua.

-Chẻ xéo cạnh của gốc thanh long làm chân ghép.

- Đặt đoạn xương rồng càng cua đã vạt xéo vào rảnh cắt-mặt phẳng vạt xéo của xương rồng càng cua quay xuống dưới.

-Dùng tay lật ngọn thanh long về sau cho mở miệng vết cắt để đặt đoạn xương rồng càng cua vào không bị dập.

-Có thể ghép nhiều nhánh xương rồng càng cua cùng lúc trên gốc thanh long.

-Sau khi ghép, trùm nilon, để nơi mát khô ráo từ 10-15 ngày.

- Sau 1 tháng trở lên mới để nơi 80% ánh sáng.

-Cây xương rồng sau khi ghép xong cũng nuôi dưỡng như các loại xương rồng tháp ghép khác.

-Sau khi ghép được 1 năm tuổi, xương rồng càng cua đã có thể cho hoa. Có thể ghép nhiều cây có màu hoa khác nhau lên cùng một cây xương rồng thanh long để có nhiều màu hoa trên 1 cây.

Cách làm 2. 

Khi giâm thanh long ra rễ và có mầm non, ta bẻ mầm non bỏ đi rồi xẻ trên đầu và xung quanh trụ Thanh long (tuỳ thích) hình chữ V (bên ghép sứ gọi là vạt nêm), bề rộng trên đầu vết xẻ sao cho đúng chiều dày của lá Tiểu quỳnh, hay Nhật quỳnh. Còn bên lá Nhật quỳnh hay Tiểu quỳnh cũng vát 2 bên sao cho khi nhét vào vừa khít với vết xẻ hình chữ V bên trụ TL, không cần cột vì trụ thanh long to và cứng nên cột cũng không có tac dụng, xong đem vào trong chổ mát, tránh lay động. Việc ghép các thứ này với nhau rất ít khi không đạt.

Cách làm 3. 

- Thanh long :
Giâm gốc thanh long giâm trong dớn, thanh long sẽ ra rễ nhiều hơn gốc thanh long giâm trong đất mùn.

- Tiểu quỳnh:
Ngay từ lúc giâm gốc thanh long lấy một ít cành/lá tiểu quỳnh bỏ vào trong bịch ziploc rồi để ở cửa sổ bếp, đợi cho nó ra rễ.

- Ghép: 

+ Cắt thanh long 

+ Ngắt một "mắt" tiểu quỳnh nhét vào cái rãnh vừa cắt
tiếp tục ghép như hình với những màu tiểu quỳnh muốn ghép, nếu muốn cây có nhiều màu hoa.

+ Bảo quản:cho nguyên cái chậu vào trong bịch nylong và dán miệng lại để giữ ẩm

18 ngày sau tuy rằng chưa phải tất cả các mắt ghép đều ra rễ nhưng như vậy cũng tạm ổn.....dán bịch lại đợi tiếp một vài ngày nữa rồi mở ra từ từ.

Cách làm 4. 
- thanh long vừa chặt xong cần phải để khô vết thương hay tốt nhất là để vết thương lên sẹo rồi mới trồng.

- Cách ghép: ghép vào mùa hè.

- Dùng mũi dao nhọn, sắc chích vào sâu đến phần gỗ của thân thanh long...

- Gọt tiểu quỳnh/ càng cua để bỏ bớt phần vỏ ở chân cành...

- Cắm sâu cành cây càng cua vào thân thanh long rồi trát đất sét ở ngoài cho nước không thấm vào được ít ngày sau sẽ liền. 

Muốn cây càng cua vừa ghép chóng phát triển và cho hoa nhiều thì cắt bỏ phần thân mềm ở gần gốc thanh long chỉ để lại phần gỗ ở giữa một đoạn (Tất cả thức ăn do thanh long quang hợp được sẽ dồn vào nuôi cây càng cua), chừa để lại một ít nơi gốc (phần thân xanh phía dưới vẫn tự quang hợp nuôi rễ được)

**nếu cắt sát đất thanh long sẽ chết, hoặc đâm chồi mới.

Chúc cả nhà có được những chậu hoa thật đẹp nha.

Mr.Hero

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.

No comments:

Post a Comment