I.Cách trồng
- Cây ăn trái nên trồng những nơi có nắng mạnh, đặt biệt là nắng chiều. Để đủ khả năng quang hợp đậu bông nuôi trái và phát triển cây. Hơn 90% trường hợp cây không có trái hoặc không đậu trái do thiếu nắng để quang hợp
- Khi vào chậu nên bón lót 1 lớp phân hữu cơ dưới đáy chậu. Điều này làm cây phát triển nhanh hơn sau khi trồng.
- Chậu sau khi trồng phải đảm bảo thoát nước tốt. Đối với các chậu không có đế nên dùng vật cứng nâng chậu cao lên. Điều này làm cho rễ cây không mọc qua lỗ thoát nước làm bít lổ thoát nước của cây.
- Tránh bón trực tiếp phân vào gốc cây. Nhiều loại phân có đặt tính nóng làm chết rễ cây.
- Không bón phân quá nhiều với mật độ dầy đặc. Rất dễ làm cây thối rễ.
- Khi trồng ở những nơi nắng quá mạnh nên sử dụng các loại chậu hấp thụ nhiệt kém như thùng xốp, chậu nhựa để tránh chậu quá nóng làm chết rễ cây. Ngoài ra còn có thể dùng các miếng xốp cách nhiệt bao phủ quanh chậu
II.Chăm sóc:
- Trồng được 20-30 ngày có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và DAP. Lượng phân NPK 16-16-8 bón mỗi lần từ 0,2-1kg tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.
- Cây ăn trái rất cần nước, nhất là khi quả đang phát triển. Nếu thiếu nước sẽ có hiện tượng trái nhỏ và chát
+ Riêng đối với táo sau 1 năm trồng nên cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
-Phòng trừ sâu bệnh:
- Rệp sáp phấn : Rệp bám từng ổ trên đọt non, mặt dưới lá và chùm hoa, bên ngoài có lớp bột trắng bao phủ. Rệp chích hút nhựa làm lá và chùm hoa xoăn lại, đồng thời có nấm bồ hóng phát triển. Nếu rệp ít thì dùng tay giết, nếu nhiều thì phun các thuốc Fastac, Gold Mectin 36EC
- Sâu cuốn lá: Sâu non nhả tơ cuốn một hoặc vài lá thành tổ, nằm trong đó ăn lá. Có thể phòng trừ bằng bắt giết hoặc phun các thuốc Tasieu 2.0WG
- Ruồi đục quả : Dòi đục trong quả làm quả bị hư thối. Một quả thường có nhiều con dòi ăn phá. Phòng trừ bằng các biện pháp không để quả chín lâu trên cây, thu nhặt tiêu huỷ các quả rụng. Khi ruồi trưởng thành Có thể tự làm bẫy bã ruồi bằng dùng một miếng quả chín (cam, quít, dứa, táo.), có tẩm thuốc sâu rồi đặt lên cây. Biện pháp bao quả có tác dụng tốt hạn chế ruồi và sâu đục quả.
- Bệnh phấn trắng : Vết bệnh lúc đầu có màu trắng xám ở mặt dưới lá, sau tạo thành những vết cháy khô, phiến lá cuốn lại, cứng, đọt non chùn lại và khô chết. Hoa cũng bị xoắn và khô cháy, quả nhỏ và bị nứt khi chín. Đây là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây táo. Phòng trừ bằng cắt bỏ tiêu huỷ bộ phận bị bệnh, phun các thuốc gốc đồng, lưu huỳnh, Anvil, Rovral, Topsin-MMMM..
III. Các trường hợp trồng lâu mà cây không ra trái
Hiện tượng: Cây xum xuê lá nhưng không có trái. Đây là hiện tượng thường gặp khi cây nuôi lá quá nhiều nên đôi khi không ra bông, hoặc ra hoa nhưng không đậu trái.
Xử lý:
- Ngừng tưới nước trong vài ngày vừa đủ để cây héo bớt 1 phần lá. Sau đó tưới bình thường kết hợp bón phân dưỡng cây nhằm kích thích sự sinh trưởng, giúp cây nẩy mầm và ra hoa.
- Ngắt đọt, cắt bớt cành thừa kết hợp bón phân dưỡng cây.
- Ngòai ra các trường hợp cây trồng không đủ nắng, không bón phân, để nhiều cây khác vào cùng 1 chậu cũng làm cây không thể có trái.
Xử lý: Chuyển cây ra góc có nắng(ít nhất là nắng chiều)
- Nếu lá nhỏ & có đốm vàng trên lá có nghĩa là cây thiếu chất cần bón các loại phân dưỡng cây.
- Nhổ bớt các cây có nguy cơ hút bớt dinh dưỡng của cây.
IV, Một số loại cây có thích hợp trong chậu trên ban công sân thượng:
1. Cóc thái
2. Khế chua hoặc khế ngọt
3. Chanh, cam, buoi, quyt, quat
4. Ối
5. Vú sủa
6. Rời thái
7.Đu đủ
8. Cây thần Kỳ
9. Mít
10. Xoài
No comments:
Post a Comment